Ngày 18-3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị (chuyên đề) nghe Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo và cho ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; nội dung cốt lõi, chiến lược trong lập quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bám sát các nghị quyết của Đảng
 
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, đồng chí Đỗ Tiến Đông-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thông tin: Trên cơ sở các quy định của pháp luật, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của QHSDĐ cấp huyện. Việc lập quy hoạch được rà soát nhiều lần và tích hợp với quy hoạch trên nhiều lĩnh vực nhằm đảm bảo tính kết nối, đồng bộ. Theo đó, QHSDĐ cấp huyện được lập dựa trên cơ sở quy hoạch tỉnh, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của các địa phương, hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện QHSDĐ cấp huyện thời kỳ trước, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực của cấp huyện, xã, định mức sử dụng đất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
 
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh: Việc tổ chức triển khai lập QHSDĐ cấp huyện được thực hiện dựa trên quy định pháp luật nhưng phải đảm bảo theo nghị quyết của các Đảng bộ. Do đó, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung liên quan đến quy hoạch đất đai được nêu trong các nghị quyết đại hội, chủ yếu là xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển đổi cơ cấu nông-lâm nghiệp. Trong đó, tính toán đến phương án dành đất cho các dự án trọng điểm liên quan đến hạ tầng giao thông, thủy lợi, phát triển các cụm công nghiệp, khảo cổ học, văn hóa, du lịch, quốc phòng-an ninh, trồng rừng, các dự án điện gió, điện mặt trời, đặc biệt lưu ý những dự án đã được tỉnh cho khảo sát và đang đề xuất Chính phủ cho phép triển khai.
 
Quang cảnh Hội nghị (chuyên đề) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Ảnh: Hồng Thương
Quang cảnh Hội nghị (chuyên đề) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Ảnh: Hồng Thương
 
Tham gia đóng góp ý kiến, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương cho rằng, cần tính toán tính khả thi và đánh giá được hiệu quả của QHSDĐ cấp huyện. Đặc biệt, sau thẩm định vẫn còn mâu thuẫn về số liệu đất quy hoạch ở một số lĩnh vực. Do vậy, cần phối hợp kiểm tra để đảm bảo tính đồng nhất như đất quy hoạch hạ tầng giao thông, rừng phòng hộ. Đồng quan điểm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Huỳnh Quang Thái cũng đề nghị đơn vị tư vấn lập quy hoạch cần phối hợp làm rõ tính khả thi của QHSDĐ cấp huyện như thế nào? Hiệu quả ra sao? Ngoài ra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho rằng, thị xã An Khê là vùng kinh tế động lực phía Đông của tỉnh và là cái nôi văn hóa với nhiều di tích khảo cổ, do đó, cần xem xét quy hoạch cho phát triển công nghiệp và dịch vụ đô thị, hạ tầng, đặc biệt là các khu vui chơi, giải trí, văn hóa-xã hội và phát triển du lịch.
Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
 
Báo cáo trước hội nghị vào buổi chiều cùng ngày về quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cho biết quy hoạch gồm 2 phần: phần quy hoạch chiến lược, cốt lõi (được xây dựng thành khung với kết quả là đề xuất 4 chiến lược cơ bản và 6 định hướng lớn) và phần quy hoạch theo chuyên đề (gồm 38 hợp phần) được triển khai trên cơ sở định hướng và các khung của quy hoạch lõi và được tích hợp vào quy hoạch tỉnh. “Quá trình lập quy hoạch dựa trên quan điểm hình mẫu của một nền kinh tế phát triển bền vững, lấy sinh thái làm nền tảng cho tăng trưởng, lấy ứng dụng số, chuyển đổi số để rút ngắn khoảng cách và gia tăng chất lượng tăng trưởng; phát triển Gia Lai dựa trên các nguồn lực được phân bổ một cách hợp lý, kết hợp hiệu quả giữa nguồn lực nhà nước và tư nhân, nguồn lực trong nước và nước ngoài; tổ chức không gian theo nguyên tắc phát triển tập trung có trọng tâm, trọng điểm, phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
 
Đô thị Pleiku ngày càng khang trang và hiện đại. Ảnh: Quang Tấn
Đô thị Pleiku ngày càng khang trang và hiện đại. Ảnh: Quang Tấn
 
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên cơ bản thống nhất 4 chiến lược và 6 định hướng trong lập Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cần tiếp thu ý kiến chỉ đạo, góp ý của các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy để bổ sung và triển khai lập quy hoạch đúng quy định pháp luật, quy định của địa phương, đúng thời gian quy định. Theo đó, quy hoạch phải bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, thể hiện được cả tính khái quát và cụ thể trên từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Trong đó, lưu ý hệ thống điện, đường, trường, trạm, nước, các cụm công nghiệp, cửa khẩu, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm tinh để nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường và giảm nghèo.  
 

HỒNG THƯƠNG-GLO

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình).
unnamed-172220608-16482185687591266937969.jpg

Cân đối nguồn vốn để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương là ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu (trừ các xã an toàn khu thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được bố trí vốn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo các tiêu chí, hệ số ưu tiên phân bổ được quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ), xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức đạt chuẩn của một số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững. Các tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Bố trí vốn ngân sách trung ương để thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (Chương trình vốn vay ADB) sau khi được Quốc hội cho phép bổ sung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình triển khai Chương trình.

Cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương

Về cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện theo cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020 và căn cứ theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, theo nguyên tắc:

Đối với các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương, không hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Ngãi).

Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên, ưu tiên bố trí ở mức độ cao phù hợp với tổng số xã; xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các phường, thị trấn, xã đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (xã đặc biệt khó khăn).

Đối với tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức dưới 50%, bố trí vốn ở mức thấp hơn so với nhóm nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên.

Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thực hiện cơ chế hỗ trợ theo nguyên tắc: Ngân sách trung ương không hỗ trợ các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi).

Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó ưu tiên hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, các tỉnh còn lại nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên.

Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình

Đối với các tỉnh tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam), 100% nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn.

Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam:

+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 80% trở lên: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu 5% tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh.

+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 60% đến dưới 80%: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1).

+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 60% và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1,5).​

Chí Kiên - Chinhphu.vn

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ; tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Ngày 23/3/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 548/KH-UBND về triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Gia Lai năm 2022.

Kế hoạch sẽ  được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh. Đối tượng thực hiện là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp; các gia đình và công dân. Nội dung của Kế hoạch gồm: Thực hiện tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới; Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Đẩy mạnh triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ; Tiếp tục duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng triển khai các mô hình, hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới; Tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm thực hiện tốt các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ; Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (từ  ngày 15/11-15/12); Tăng cường hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện Kế hoạch như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ Phụ nữ. Đưa các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn ở cấp tỉnh và cơ sở. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động, trong lực lượng vũ trang và nhân dân, thường xuyên theo dõi kiểm tra các hoạt động sản phẩm văn hóa thông tin từ góc độ giới. Nghiên cứu, đề xuất, tham mưu trong công tác cán bộ nữ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị. Đa dạng việc huy động các nguồn lực từ nhà nước, cộng đồng, thực hiện kế hoạch. Ưu tiên bố trí ngân sách cho việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao năng lực cho cho đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành và liên ngành trong việc thực hiện hoạt động bình đẳng giới, các trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới,...

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các địa phương tăng cường các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để phụ nữ được tham gia vào các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tạo cơ hội tham gia và thụ hưởng Bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới./.

Ngày 23/3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 544/UBND-NL về việc triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch trung hạn, hàng năm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng cho người dạy nghề nông nghiệp, cán bộ quản lý trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Rà soát các đối tượng tham gia đào tạo, tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng, phương pháp trong đổi mới chất lượng đào tạo nghề. Xác định các nghề phục vụ sản xuất sản phẩm chủ lực ở các địa phương, có giá trị kinh tế gắn với phát triển du lịch nông thôn. Bổ sung cho người học kỹ năng về quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin,… xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Về đầu ra sản phẩm có truy suất nguồn gốc, chứng nhận an toàn, cấp mã vùng trồng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...

Yêu cầu Sở LĐTB&XH phối hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao đông nông thôn, bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho người dạy nghề cho lao động nông thôn; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa dạng hóa các nghề đào tạo; khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp, hợp tác xã; tham gia vào chương trình đào tạo để đáp ứng các yêu cầu, điều kiện của doanh nghiệp; đổi mới nội dung, chương trình phù hợp dạy nghề cho lao động nông thôn. Sở Tài chính trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí triển khai các hoạt động về đào tạo nghề nông nghiệp theo quy định. Sở KH&ĐT tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Sở Công Thương hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nâng cao năng lực về tìm hiểu thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tham gia Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; tuyên truyền để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa; hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm.

Sở KH&CN phối hợp, chuyển giao kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp cho các địa phương, đơn vị, hợp tác xã; hỗ trợ đăng ký xác lập bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp, hướng dẫn xây dựng nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,… Sở TT&TT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin trên mạng internet trên địa bàn tỉnh, tổ chức thông tin các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, định hướng phát triển kinh tế nông thôn, sản xuất nông nghiệp, các yêu cầu về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Sở GD&ĐT tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường học. Liên minh hợp tác xã tỉnh tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ phục vụ cho việc hình thành và phát triển của hợp tác xã nông nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn thành lập mới các hợp tác xã, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho thành viên, người lao động tại hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn người lao động tại địa phương tham gia học nghề; kiểm tra, khảo sát thị trường lao động; xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn; rà soát đối tượng lao động nông nghiệp; ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi; người nghèo và phụ nữ. Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn; kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đào tạo nghề tại địa phương. Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu tiên tuyển dụng lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề./.​

Nhằm tuyển dụng công chức vào làm việc tại các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đúng cơ cấu vị trí việc làm, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Ngày 17/3/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 499/KH-UBND về Kế hoạch tuyển dụng công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh Gia Lai năm 2022.

Theo đó, số chỉ tiêu công chức theo vị trí việc làm cần tuyển dụng năm 2022 các cơ quan, đơn vị, địa phương là 139 chỉ tiêu, trong đó số chỉ tiêu công chức theo vị trí việc làm cần tuyển dụng người dân tộc thiểu số là 16 chỉ tiêu. Đối tượng dự tuyển là người có nguyện vọng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh Gia Lai có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển theo quy định.

Yêu cầu tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức cần tuyển; căn cứ vào chỉ tiêu biên chế đã được UBND tỉnh giao. Việc tổ chức tuyển dụng công chức phải đảm bảo công khai, công bằng, khách quan, dân chủ, cạnh tranh và đúng quy định của pháp luật để lựa chọn được những người có trình độ chuyên môn theo yêu cầu, đáp ứng tiêu chuẩn vị trí việc làm cần tuyển dụng. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Kỳ thi tuyển công chức, được thực hiện theo 2 vòng thi. Vòng 1, thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung, thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Vòng 2, thi môn nghiệp vụ chuyên ngành, bằng hìh thức thi viết. Người trúng tuyển trong trong kỳ thi tuyển phải có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên; Có số điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm. Thời gian thi, địa điểm tổ chức thi, tài liệu ôn thi sẽ do Hội đồng thi tuyển công chức của tỉnh quyết định và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở và trên website của Sở Nội vụ để mọi cá nhân có liên quan được biết và thực hiện.

Việc tổ chức tuyển dụng công chức phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; Đảm bảo tính cạnh tranh và đảm bảo tuyển chọn đội ngũ công chức có trình độ, năng lực, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm đảm nhận./.

 V/v tổ chức thực hiện văn bản giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại TXCT sau kỳ họp thứ Tư - HĐND xã khóa XIII.
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 466/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 (đợt 1).
 Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: Kim Linh

Theo đó, phê duyệt danh mục 56 dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 (đợt 1) thuộc 4 lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng có 21 dự án; công nghiệp chế biến nông, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng 25 dự án; nông, lâm nghiệp 4 dự án; giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch 6 dự án. 56 dự án được đầu tư tại các huyện: Mang Yang (1), Ia Grai (5), Chư Sê (8), Ia Pa (7), Chư Prông (4), Chư Păh (14), thị xã Ayun Pa (5), thị xã An Khê (8) và TP. Pleiku (4).
Cũng tại Quyết định này, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên cổng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng và hướng dẫn việc thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

 

KIỀU PHAN-GLO

Hướng dẫn chuyển hồ sơ công việc chưa xử lý trên hệ thống văn bản điều hành sang năm làm việc mới - năm 2022
Kế hoạch tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã năm 2016
Một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến khi thảo luận Bộ luật Hình sự (sửa đổi) ngày 16/6 là bỏ hình phạt tử hình với một số tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân vi phạm pháp luật.
Trong phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật hôm qua (25/12), Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án luật.
Hôm nay (25/11), Quốc hội sẽ thông qua Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật Tiếp công dân. Cũng trong chương trình làm việc, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Đầu năm 1969, nhân dịp toàn Đảng, toàn dân ta chuẩn bị kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, lần kỷ niệm đầu tiên sau mấy năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, nhận rõ tính cấp thiết của công tác tư tưởng chính trị ở thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Lời nói đi đôi với việc làm, đây là một trong những đạo lý làm người, mà Bác Hồ là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ người học tập và làm theo.
Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó Bộ Chính trị chỉ đạo các cấp ủy Đảng phải tập trung lãnh đạo việc làm theo phong cách Hồ Chí Minh.
Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người:
            
THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 04 Quang Trung - huyện Ia Pa - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269) 3655106
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3655091
1478004004_Mail.png  Email: ubndiapa@gialai.gov.vn
 
THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Văn Tư-Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT ngày 14/10/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png