CHUYÊN MỤC

Sâu keo mùa thu hoành hành diện tích ngô ở xã Ia Broăi

16/07/2019
          Loài “sâu lạ” có đặc điểm theo ghi nhận của ngành chức năng đó là loại sâu keo mùa thu đã xuất hiện và phá hoại nhiều ruộng ngô của bà con trên địa bàn huyện Ia Pa, cục bộ tại xã Ia Broắi. Điều đang làm cho chính quyền và người dân địa phương lo lắng là số diện tích ngô bị sâu keo mùa thu gây hại ngày càng gia tăng, trong khi đó loại sâu này được đánh giá là khó phòng trừ.

Hơn 1 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại các thôn, làng thuộc xã Ia Broăi phát hiện nhiều diện tích ngô trồng bị sâu ăn lá và nõn. Khi bóc nõn ngô, thấy sâu, thân to, dài, cây ít 1 con, nhiều có tới 2 con nằm gọn trong đó. Đặc biệt, có những con đã đục lỗ chui xuống ăn thân cây ngô. Anh Kpă Bah- Bôn Broăi, xã Ia Broăi cho biết, niên vụ này gia đình anh có trồng hơn 1,4 ha, đến nay sâu keo đã gây thiệt hại hơn 3 sào, mặc dù đã phun thuốc nhưng do sâu ăn từ trong thân, làm thân mục rỗng, cây ngô gặp gió là ngã đỗ.

         Ông Rơ Ô Aluin- Phó Chủ tịch UBND xã Ia Broắi, cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND xã đã báo với cơ quan chức năng tiến hành phối hợp rà soát, thống kê thiệt hại. Kết quả, từ tháng ngày 15/6 đến ngày 1/7/2019 đã phát hiện hơn 216/615ha ngô đang trong giai đoạn phát triển bị nhiễm sâu keo mùa thu, trong đó nặng hơn 116 ha, trung bình 80 ha, nhẹ 20ha chủ yếu ở các xứ đồng Bôn Tông ố, Bôn Broăi, Bôn Jư…Đối với diện tích này, địa phương đã hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng, diệt trừ nhưng theo dự báo diện tích sâu keo hại ngô sẽ không dừng lại mà tiếp tục lây lan.

          Theo ông Lê Văn Nguyên- Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm DVNN huyện thì để phòng, diệt trừ sâu gây hại, Trung tâm đã tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, triển khai các biện pháp phòng chống sâu hại. Trong đó tăng cường điều tra, phát hiện, phòng trừ; tuyên truyền cách nhận biết, các biện pháp phòng trừ cho nhân dân thực hiện phòng chống, diệt trừ sâu keo. Trung tâm DVNN huyện trực tiếp cử cán bộ bám sát địa bàn, đồng thời chủ động hướng dẫn, cảnh báo người dân sử dụng các biện pháp diệt trừ hiệu quả. Vì sâu keo mùa thu gây hại trong phần nõn cây ngô nên rất khó để thuốc tiếp xúc với sâu bệnh. Do đó, để phun phòng hiệu quả nhất, người dân cần lưu ý sử dụng các loại thuốc đặc trị như Slecoron, kèm gói Karate... cần lưu ý sử dụng thuốc đúng nồng độ, khi phun phải đúng kỹ thuật để thuốc tiếp xúc và diệt được sâu bệnh. Tuy nhiên loại sâu này sinh sản và lây lan rất nhanh, khó phòng trừ. Đây chính là điều làm cho ngành chức năng trăn trở. Ông Lê Văn Nguyên nói thêm: Đặc tính của loại sâu này khi mình đang phòng trừ sâu lại đẻ ra lứa mới, hơn nữa con sâu bướm trưởng của nó vòng đời 10 ngày thôi nhưng nó có thể di chuyển đến trên 500km. Vì vậy, nguồn lây lan có thể từ các huyện thị khác xung quanh đến Krông Pa, Ayunpa hay Kong Chro, hiện các địa phương lân cận cũng bị 1.000 ha nhiễm sâu rồi, nhiều khi nguồn lây bệnh mình cũng không kiểm soát được.

          Ngành chức năng đang lo ngại thời tiết bất thường hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sâu keo và các loại sâu bệnh gây hại trên cây trồng phát triển. Chính vì vậy, bà con nông dân cần chủ động thường xuyên theo dõi đồng ruộng để kịp thời phát hiện, thông báo đến ngành chức năng diễn biến sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ giảm thiệt hại, đảm bảo năng suất và sản lượng cây trồng./.
                                                                                                                                                     Mai Linh

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 04 Quang Trung - huyện Ia Pa - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269) 3655106
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3655091
1478004004_Mail.png  Email: ubndiapa@gialai.gov.vn
 
THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Văn Ngọc- Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện
Giấy phép số: 09/GP-TTĐT ngày 27/11/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông
Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png